Nguyên nhân làm răng sứ bị ê buốt và phương pháp điều trị

Phương pháp làm răng bọc sứ mang đến nụ cười tươi tắn, vẻ ngoài tự tin cho bạn khi giao tiếp. Những vấn đề răng xỉn màu, răng mẻ, hay chênh phô đều được giải quyết rất hiệu quả. Tuy nhiên sau khi thực hiện bệnh nhân thường có cảm giác làm răng sứ bị ê buốt. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, tuy nhiên bạn cần phải biết chính xác lý do gây ê buốt để được điều trị hiệu quả. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ mang đến nhiều thông tin giải đáp cho bạn.

6 nguyên nhân làm răng sứ bị ê buốt

Bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức có thể xuất hiện trong một đến hai tuần đầu tiên, điều này là rất bình thường trong quá trình làm răng. Tuy nhiên, tình trạng ê buốt đau nhức nếu bạn cảm thấy kéo dài nhiều ngày và không thuyên giảm thì cần liên hệ ngay với bác sĩ của mình để thăm khám.

Có 6 nguyên nhân chính khiến bệnh nhân thường cảm thấy làm răng sứ bị ê buốt.

  • Bệnh tủy răng chưa được điều trị hoàn toàn: Nếu bệnh nhân gặp vấn đề về tủy răng, nhưng bác sĩ không phát hiện ra, hoặc điều trị không hết hoàn toàn sau khi bọc sứ răng sẽ bị ê buốt.
  • Nướu chưa thích nghi với răng sứ: Sau khi lắp mão sứ, sẽ có sự thay đổi trong răng miệng, lúc này nướu sẽ dễ nhạy cảm hơn, dẫn đến bạn sẽ cảm thấy đau nhức. Đây là hiện tượng thông thường bạn đừng quá lo lắng, nó chỉ kéo dài trong khoảng thời gian đầu và tự động biến mất.
  • Men răng bị mài quá mức quy định: Theo quy định nha khoa, tỷ lệ mài răng không được vượt quá 2mm, nếu quy phạm sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng và hệ thống tuỷ. Nếu không may bác sĩ mài quá nhiều, sai tiêu chuẩn cho phép sẽ làm lộ ngà răng ra ngoài, gây nên cảm giác khó chịu cho bạn.

Nguyên nhân làm răng sứ bị ê buốt và phương pháp điều trị

  • Răng sứ khắp sai, lệch khớp cắn: Khi làm răng sứ, các răng này sẽ có tỷ lệ cao hơn răng bình thường và các răng đối diện. Vì vậy khi nhai thức ăn, tỷ lệ tiếp xúc của răng sứ cũng tăng cao, lực dồn nhiều hơn sao với răng thông thường. Chân răng thật chịu nhiều lực tác động, nên việc nhai quá nhiều hay ăn các đồ quá cứng sẽ gây nên cảm giác ê buốt.
  • Keo lắp răng bị lỏng: Khi thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ, nha sĩ cần dùng đến keo nha khoa để cố định răng chắc chắn. Nếu bác sĩ không cẩn thận sẽ rất dễ xảy ra tình trạng kéo bị lỏng, rỉ ra ngoài. Keo khiến cho bạn bị ê buốt phần nướu, nguy hiểm hơn có thể khiến răng sứ bị bung ra ngoài.
  • Chất liệu răng sứ kém chất lượng: Trước khi quyết định làm răng sứ bạn nên tìm hiểu kỹ về chất lượng làm mão răng, vì nếu chất lượng kém không đảm bảo răng sứ sẽ mau hư hỏng đồng thời gây ra cảm giác đau đớn.

 Phương pháp điều trị răng sứ bị ê buốt

Nếu gặp phải tình trạng làm răng sứ bị ê buốt bạn có thể điều trị theo các cách sau, tuỳ và mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

Phương pháp điều trị tại nhà

Uống thuốc giảm đau: Để giảm ê buốt và khó chịu sau khi bọc răng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau được bán nhiều tại các nhà thuốc. Các thuốc như giảm đau Acetaminophen, Ibuprofen… Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng tránh tác dụng phụ không mong muốn, liều lượng dùng cần tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ.

Chườm đá lạnh: Cách đơn giản tại nhà bạn có thể thực hiện là chườm đá lạnh lên vùng bị đau buốt. Đây là cách thực hiện rất hiệu quả cho việc giảm đau. Lưu ý, bạn chỉ thực hiện áp đá lên vùng bị đau ngoài má, không nên đặt trực tiếp vào răng, hàm đang đau, như vậy sẽ tăng cảm giác ê buốt nhiều hơn.

Nguyên nhân làm răng sứ bị ê buốt và phương pháp điều trị

Dùng gel làm mát: Nếu trong quá trình mài cùi sai quy định bị xâm lấn quá nhiều, giải pháp bạn giảm ê buốt răng tại nhà là sử dụng gel làm mát. Bôi phần gel này vào chân răng sẽ giảm nhanh ê buốt khó chịu. Bạn không nên tự ý mua gel về bôi khi chưa có hướng dẫn từ nha sĩ.

Sử dụng hàm bảo vệ: Sử dụng hàm bảo vệ đối với trường hợp bạn bị nghiến răng vô thức. Phương pháp này giúp các răng hạn chế lực tác động vào nhau và các răng bọc sứ khi ngủ. Để thực hiện cách này bạn nên hỏi thăm sự tư vấn của nha sĩ đang điều trị mình.

>>>Xem thêm: Phụ nữ có bầu làm răng sứ được không – Cần lưu ý những gì?

Phương pháp điều trị tại nha khoa

Trong trường hợp ê buốt kéo dài, các phương pháp điều trị tại nhà cũng không có tác dụng bạn nên đến nha khoa để kiểm tra xem tình trạng răng miệng.

Nếu trường hợp răng sứ bị cộm cấn do sai lệch khớp cắn các bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão sứ và ra và lắp lại. Trường hợp phát hiện răng bị bệnh gây ra ê buốt, khi này mão sứ được lấy ra, răng được chữa trị hoàn toàn khỏe mạnh và được khôi phục mão sứ.

Nguyên nhân chất liệu răng sứ kém chất lượng, hay bạn bị dị ứng với chất liệu kim loại có trong mão sứ gây ra làm răng sứ bị ê buốt kéo dài. Bác sĩ sẽ khuyên bạn thay răng sứ mới chất liệu 100% sứ. Chất liệu hoàn toàn từ sứ đảm bảo độ an toàn cao, phù hợp với mọi đối tượng, do đó bạn có thể an tâm làm răng.

Nguyên nhân làm răng sứ bị ê buốt và phương pháp điều trị

Chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

  • Đánh răng 2 – 3 lần trong ngày, sử dụng bàn chải lông mềm. Khi chải răng bạn đánh thật nhẹ nhàng theo hình tròn trên bề mặt, để mảng bám ở kẽ răng sạch hoàn toàn. Dùng nước súc miệng hoặc nước muối loãng để vệ sinh miệng hàng ngày nhằm loại bỏ vi khuẩn.
  • Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch thức ăn thừa dễ mắc lại ở kẽ răng.
  • Thường xuyên định kỳ đi khám răng tại nha khoa từ 3 đến 6 tháng trong năm để đảm bảo tình hình răng miệng, phát hiện sớm các bệnh về răng không mong muốn.
  • Tạo chế độ ăn uống hợp lý và đủ dinh dưỡng. Bạn không nên ăn đồ ăn quá cứng, quá dai hạn chế lực tác động mạnh đến cùi răng thật bên trong.

Hiện bạn đang quan tâm đến phương pháp phủ sứ thẩm mỹ nhưng còn phân vân chưa lựa chọn được cơ sở nha khoa uy tín trên địa bàn thành phố, hãy liên hệ cho San Dentist để nhận ngay thông tin tư vấn.

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Địa chỉ: 61A Phan Đình Phùng, Phường 17, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0342 28 28 28

Email: lienhe@sandentist.vn

Website: www.sandentist.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn

Bài viết Nguyên nhân làm răng sứ bị ê buốt và phương pháp điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty TNHH Đầu Tư Quốc Tế San Corporation.



source https://sandentist.vn/nguyen-nhan-lam-rang-su-bi-e-buot/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phương pháp cầu răng sứ có bền không? Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của cầu răng

Bọc răng sứ hàm trên và những điều cần lưu ý

Răng khấp khểnh phải làm sao để hồi phục nhanh chóng