Răng sau bọc sứ bị đau nguyên nhân do đâu?

Hiện nay với sự tiến bộ của ngành nha khoa, phương pháp chỉnh nha đã có nhiều đổi mới, và các cách thức khác nhau. Trong đó, bọc sứ cho răng là lựa chọn phổ biến được cả nha sĩ và người điều trị lựa chọn. Bọc răng sứ có rất nhiều ưu điểm nổi bật chúng ta không thể từ chối, tuy nhiên hiện tượng răng sau bọc sứ bị đau khiến cho nhiều người lo ngại. San Dentist sẽ chia sẻ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, khiến bạn an tâm hơn.

Lợi ích của phủ răng sứ thẩm mỹ mang lại

Phủ sứ là một trong các phương án cải thiện thẩm mỹ hoàn hảo, nhanh chóng, đồng thời bảo vệ răng thật hiệu quả. Bác sĩ sẽ mài cùi răng theo tỉ lệ chuẩn không vượt quá 2mm và tiến hành lắp mão sứ cố định lên răng bằng keo dán nha khoa chuyên dụng.

Đối với các trường hợp sau, bạn có thể áp dụng chỉnh nha bằng bọc sứ:

  • Răng bị thay đổi màu nặng, tẩy răng không thể làm trắng được
  • Răng bị nứt mẻ, vỡ, kẽ răng thưa hoặc hở nhiều
  • Răng bị hư hỏng nặng, tuỷ đã chết không thể chữa trị
  • Răng có khung hàm không đều, hô, móm, chênh phô mức độ nhẹ
  • Răng bị chệch khớp cắn mức độ nhẹ

Răng sau bọc sứ bị đau nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân răng sau bọc sứ bị đau

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sau bọc sứ bị nhức, do yếu tố chủ quan từ chính người bọc răng, hoặc do từ phía nha khoa thực hiện.

Răng không được điều trị hết bệnh tủy

Với những bệnh nhân có những chiếc răng bị viêm tủy, trước khi bọc sứ sẽ được bác sĩ chữa trị dứt điểm. Tuỷ sẽ được rửa, làm sạch, nạo hết lớp tuỷ chết, viêm. Nếu chữa hết bệnh tuỷ sẽ tránh được sự phát sinh lây lan của vi khuẩn sâu vào tuỷ cũng như các răng bên cạnh. Nếu bác sĩ không chữa trị bệnh tuỷ răng, chắc chắn răng sau bọc sứ bị đau, cảm giác đau buốt có thể lan lên cả vùng đầu.

Sâu răng không được điều trị hết 

Trước khi tiến hành làm răng, bác sĩ sẽ có bước thực hiện khám tổng quát toàn bộ khoang miệng. Do đó, nha chu hay sâu răng sẽ được phát hiện sớm để chữa trị tận gốc. Bệnh nha chu sâu răng càng nặng thì cơn đau càng dữ dội.

Bác sĩ mài răng sai kỹ thuật

Một bước vô cùng quan trọng trong thao tác làm răng sứ là mài cùi răng. Theo đúng kỹ thuật nha khoa quy định, mức độ mài răng không được quá 2mm, nếu sai lệch quá mức sẽ làm hư răng thật, thay đổi khung hàm bệnh nhân. Mài cùi quá mức sẽ tổn thương ngà răng, tuỷ răng do đó cảm giác đau nhức, ê buốt kéo dài không dứt là những cảm giác bệnh nhân gặp phải.

Răng sau bọc sứ bị đau nguyên nhân do đâu?

Mão sứ lắp không khít vào nướu

Mão sứ được chế tạo theo khuông, kích thước tỉ lệ theo răng thật, nếu mão sứ được nha sĩ lắp không sát vào phần nướu sẽ tạo ra rãnh hở. Các rãnh này là không gian để các thức ăn thừa bị mắc kẹt lại sinh ra vi khuẩn gây hại. Cảm giác ê buốt sẽ rõ rệt hơn khi bạn ăn , uống đồ lạnh. Nếu không phát hiện sớm tình trạng trở nặng dẫn đến sâu răng thật bên trong, viêm tủy răng.

Nướu chưa kịp thích nghi với mão sứ

Hiện tượng răng sau bọc sứ bị đau rất có thể do nướu chưa kịp thích nghi với mão sứ răng mới. Nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi ăn. Bạn an tâm trình trạng này sẽ sớm chấm dứt từ 1-2 ngày sau khi làm răng.

Thói quen nghiến răng vô thức

Nghiến răng vô thức cũng gây đau răng sau bọc sứ. Thông thường thói quen nghiến răng hay diễn ra vào lúc ngủ, do đó mỗi sáng ngủ dậy bạn sẽ cảm thấy đau buốt nhiều hơn. Nguyên nhân vì tối hôm trước các răng phải chịu một lực rất mạnh đè nén lên nhau. 

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Bạn không nên nghĩ rằng làm răng sứ xong có thể tự do ăn uống thoải mái. Vì răng thật đã mài đi một lớp cùi để bọc mão, đương nhiên răng sẽ không thể chắc khoẻ như răng thật ban đầu. Những đồ ăn quá cứng, quá nóng, dai hay lạnh là tác hại khó lường đối với răng sứ. Bạn hãy lựa chọn cho mình những thức ăn nhẹ, mềm dễ dàng nhai, tiêu hoá.

Xem thêm: Những trường hợp không nên bọc răng sứ bạn nên biết

Lưu ý bạn cần biết sau khi bọc răng sứ

Sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ, để đảm bảo rằng có thể chắc khoẻ và sử dụng lâu dài, người làm răng cũng tránh khỏi những đau nhức không mong muốn bạn nên chú ý:

  • Bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn cho mình một nha khoa thực hiện bọc sứ. Vì phương pháp này đòi hỏi các bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm, tay nghề cao, tận tâm đối với bệnh nhân. Ngoài ra, trang thiết bị vật tư y tế luôn được nâng cấp hiện đại để quá trình làm răng diễn ra êm ái, thuận lợi nhất. Với những nha khoa giá quá rẻ bạn nên cân nhắc, tránh tình trạng tiền mất tật mang.
  • Sau khi đã bọc sứ, bạn nên tuân thủ hoàn toàn nghiêm ngặt theo các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Thuốc giảm đau sẽ được kê theo toa, bạn phải uống đúng liều tuyệt đối không được tự ý mua thuốc giảm đau bên ngoài.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tối thiểu mỗi ngày 2 lần sau các bữa ăn. Bạn nên sử dụng các bàn chải dạng lông mềm, đánh nhẹ, và chải xoay tròn theo chiều răng, tránh đánh mạnh tay, điều đó sẽ gây ra tình trạng đau nhức không mong muốn.

Răng sau bọc sứ bị đau nguyên nhân do đâu?

  • Tăm xỉa răng là kẻ thù của răng và răng sứ. Để lấy các thức ăn thừa mắc kẹt lại các kẽ, bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa để lấy. Nếu sử dụng tăm dẫn tới kẽ răng bị thưa, đồng thời dễ gây ra viêm nướu.
  • Bạn hình thành thói quen thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để kiểm tra tình trạng răng miệng, kịp thời phát hiện sớm những bệnh răng diễn ra bạn không cảm nhận được.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi, rau củ có màu xanh đậm, và vitamin C. Và bạn đừng quên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Nếu bạn cần thêm nhiều thông tin về phương pháp phủ răng sứ thẩm mỹ, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin bên dưới.

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Địa chỉ: 61A Phan Đình Phùng, Phường 17, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0342 28 28 28

Email: lienhe@sandentist.vn

Website: www.sandentist.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn

Bài viết Răng sau bọc sứ bị đau nguyên nhân do đâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty TNHH Đầu Tư Quốc Tế San Corporation.



source https://sandentist.vn/rang-sau-boc-su-bi-dau-nguyen-nhan-do-dau/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phương pháp cầu răng sứ có bền không? Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của cầu răng

Bọc răng sứ hàm trên và những điều cần lưu ý

Răng khấp khểnh phải làm sao để hồi phục nhanh chóng